Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Đào tạo dạy nấu ăn và sự "lên ngôi" của nghề đầu bếp

Trong bối cảnh nhà hàng, quán ăn, khách sạn liên tục ra đời, nghề đầu bếp đang có giá hơn bao giờ hết. Các trường, cơ sở chuyên đào tạo dạy nấu ăn phải liên tục mở nhiều khóa học hơn để đáp ứng nhu cầu này.
Công việc ổn định
Anh Đặng Tấn Hiếu - giảng viên dạy nấu ăn bộ môn Bếp, Trường nghiệp vụ Du lịch - Ngoại ngữ Khôi Việt (TP.HCM) cho biết:  "Vài năm trở lại đây, số lượng học viên vào học nghề đầu bếp tăng với tốc độ "chóng mặt". Mỗi năm, trường  đào tạo ít nhất 12 khóa, với 700-800 học viên tốt nghiệp, khoảng 70% ra trường có việc làm".
Tương tự, Trường nghiệp vụ Du lịch - Khách sạn TP.HCM hằng năm cũng đào tạo dạy nấu ăn gần 800 lượt học viên (từ sơ cấp đến nâng cao). "Sở dĩ được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì ngoài mức thu nhập khá cao, đầu bếp còn là một nghề khá ổn định", bà Võ Thị Mỹ Vân - Trưởng bộ môn Bếp của trường cho biết.
Trong chương trình đào tạo, học viên được học những kiến thức liên quan đến các món ăn của Việt Nam, các món ăn đặc trưng của từng vùng, miền; cách chế biến, bảo quản thực phẩm, quản lý trang thiết bị nhà bếp, trang trí món ăn, bố trí tiệc, giao tiếp với khách hàng...
Người đầu bếp phải tinh tế, khéo léo và luôn sáng tạo để mang đến cho thực khách cảm giác hài lòng.
Có nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải vì bằng cấp mà bắt đầu từ sự đam mê. Họ thường bước vào nghề bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát...) tại các nhà hàng. Nhờ chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm mà họ thạo nghề. Anh Đặng Tấn Hiếu là  một trong những người như vậy.  Năm 19 tuổi, vì gia cảnh khó khăn, Hiếu phải nghỉ học giữa chừng và xin làm phục vụ bàn cho khách sạn New World. Hai năm sau, anh quyết định theo học nghề đầu bếp. Ra trường, anh trở thành bếp chính và làm việc hơn 10 năm tại nhà hàng Somerset (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM). Từ năm 2006, anh trở thành giảng viên dạy nấu ăn của Trường  nghiệp vụ Du lịch – Ngoại ngữ Khôi Việt.
Một buổi dạy nấu ăn ở trường nghiệp vụ Du lịch - Ngoại Ngữ Khôi Việt
Buồn, vui...
Anh Hiếu chia sẻ: "Học viên mới ra trường thường phải làm phụ bếp khá vất vả, từ rửa chén, rửa rau, đến bị sai vặt... Vì thế, phải thật kiên nhẫn và chịu khó học hỏi. Nếu có năng khiếu thì sau khoảng ba - bốn năm "bị đì", bạn có thể trở thành đầu bếp giỏi. Theo tôi, ngoài việc giỏi quản lý, nấu ăn, người đầu bếp  còn phải biết ngoại ngữ để có thể học nấu các món ăn nước ngoài được nhanh và chính xác hơn".
Anh Lý Quốc Thành, người có hơn 10 năm là đầu bếp của khách sạn Park Royal (đường Nguyễn Văn Trỗi) thì cho rằng: "Một món ăn cần phải  ngon, hình thức hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài  biết cách nêm nếm gia vị vừa phải, người đầu bếp cần có sáng tạo. Ví dụ, nếu muốn giới thiệu món ăn của các nước châu Âu với người Việt thì người đầu bếp phải biết chọn lựa, thay thế những gia vị phù hợp với người Việt, nhưng vẫn không làm mất đi hương vị đặc trưng của món ăn đó”.
Thực tế cho thấy, không chỉ các nhà hàng, khách sạn mới cần đầu bếp mà nhiều quán cà phê cũng phục vụ các món ăn. Chính vì thế, người có nghề nấu ăn rất dễ tìm việc. Thu nhập của nghề này dao động từ 3 - 10 triệu/tháng.
Theo bà Mỹ Vân, nghề đầu bếp không nhẹ nhàng, ít có cơ hội giao tiếp lại không ổn định về giờ giấc. Khi thì bắt đầu từ sáng sớm, lúc lại đêm khuya và bận rộn nhất vào những ngày cuối tuần, ngày lễ. Những người theo nghề này cũng phải chấp nhận có rất ít thời gian gặp gỡ bạn bè, vì những ngày mọi người nghỉ ngơi cũng là lúc người đầu bếp phải làm việc nhiều hơn.
Một số nơi đào tạo nghề bếp
Trường ĐH Hồng Bàng, Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường nghiệp vụ Du lịch - Khách sạn TP.HCM, Trường trung học Công nghiệp TP.HCM, Trường quản lý khách sạn Việt Úc, Trường nghiệp vụ Du lịch - Ngoại ngữ Khôi Việt, NVH Thanh Niên TP.HCM, NVH Phụ Nữ TP.HCM...
dạy nấu ăn:  http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc

Du học nghề bếp - Các trường dạy nấu ăn ở nước ngoài

Dạy nấu ăn - Thời gian gần đây, các show truyền hình về nấu ăn đang phát triển rầm rộ, điều đó chứng minh rằng nhu cầu nhân sự và sức hút rất lớn của nghề bếp ở Việt Nam hiện nay.
Nghề “hái ra tiền”
Hiện tại các đầu bếp trẻ tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội việc làm tại các khách sạn nổi tiếng tại TP.HCM với mức thu nhập tăng nhanh theo mỗi tháng, quý, năm… Riêng đầu bếp giỏi được “chăm sóc” rất chu đáo từ phụ cấp, lương, thưởng và hoa hồng theo doanh số cả năm. Có nơi, mức thưởng mỗi năm trên vài chục tháng lương/người. Hiện một đầu bếp giỏi thu nhập tối thiểu mỗi tháng có thể đạt mức từ 20 đến 50 triệu đồng.
“Nếu đào tạo dạy nấu ăn bài bản và chất lượng thì đầu bếp Việt sẽ thay thế dần các đầu bếp nước ngoài tại các nhà hàng, khách sạn hạng sang” - bà Phạm Thị Thanh Thảo, bếp trưởng của một khách sạn đẳng cấp năm sao tại TP.HCM, đặt vấn đề. Quan trọng, việc đào tạo dạy nấu ăn bài bản sẽ giúp giải quyết nhu cầu nhân lực nghề bếp hiện đang rất thiếu bởi thực tế nguồn nhân lực được đào tạo và trưởng thành từ truyền nghề là chủ yếu. Do vậy, dù phương thức này tạo ra rất nhiều đầu bếp tay nghề cao, chuẩn hóa các món ăn truyền thống nhưng lại hạn chế kiến thức liên quan như: bảo quản thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại hóa phẩm phụ gia, liều lượng được phép sử dụng trong thực phẩm… Chính vì vậy, nhiều khách sạn, nhà hàng đẳng cấp tại TP.HCM hiện đang rất chú trọng đến lực lượng đầu bếp được đào tạo dạy nấu ăn tại các trường quốc tế.
Du học nghề bếp trở nên hấp dẫn với bằng cấp quốc tế và mức thu nhập hàng ngàn USD/tháng.
Điều kiện du học nghề bếp và các trường tốt nhất
Nền ẩm thực và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn của Pháp luôn là chuẩn mực cho giới chuyên môn cũng như thực khách, du khách trên toàn thế giới. Có được một bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới với chuẩn mực của nghệ thuật ẩm thực và tiêu chuẩn phục vụ nhà hàng, khách sạn Pháp là nguyện vọng của rất nhiều bạn trẻ. Với hơn 110 năm kinh nghiệm giảng dạy, Le Cordon Bleu (http://www.lecordonbleu.co.nz/), đại diện của nền ẩm thực Pháp đặt tại Úc, là nơi để du học sinh Việt Nam thực hiện ước mơ trở thành những đầu bếp trẻ chuyên nghiệp. Le Cordon Bleu chuyên đào tạo về các lĩnh vực nghệ thuật dạy nấu ăn và quản trị khách sạn du lịch. Mức học phí khoảng 72.300 AUD (1,6 tỉ đồng)/ba năm. Điều kiện học khá đơn giản, ứng viên chỉ cần học hết lớp 12 và có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5.
Nếu chọn học tại Le Cordon Bleu, du học sinh còn có cơ hội nhận học bổng đến 10.000 AUD (khoảng 200 triệu đồng) cho các khóa cử nhân và cao học tại cơ sở Adelaide và Sydney. Đặc biệt, du học sinh sẽ được trải nghiệm chương trình học cực kỳ hấp dẫn, mang tính thực hành cao tại các khóa đào tạo dạy nấu ăn được lồng ghép với chương trình thực tập hưởng lương 6-12 tháng tại nhiều hệ thống khách sạn và nhà hàng tên tuổi như: Hilton, Intercontinental, Sheraton, Four Seasons Hotel… Theo quy định mới về visa Úc, sinh viên có thể làm việc ba năm tại đây, một năm thực tập với Le Cordon Bleu, hai năm làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều này cho phép bạn trau rồi thêm kinh nghiệm làm việc và giúp bạn có được công việc với mức thu nhập cao.
Nếu khả năng tài chính hạn chế, bạn có thể chọn ngành công nghiệp ẩm thực ở Malaysia. Và Trường Khách sạn và Du lịch, Nghệ thuật nấu ăn KDU University College (http://www.kdu.edu.my/) thuộc hàng top dành cho bạn. Đây là trường được Hiệp hội Đầu bếp Thế giới (WACS) công nhận chất lượng Giáo dục ẩm thực cũng như được Trung tâm Đào tạo Du lịch và Khách sạn Quốc tế (ICE) công nhận. Để có thông tin về các kỳ nhập học, bạn có thể truy cập: http://www.kdu.edu.my/admission/programme-intake.html; tìm hiểu các thông tin về thủ tục nộp đơn tại: http://www.kdu.edu.my/admission/international-students/301-international-student-application-procedures.html hoặc muốn biết thông tin về nhà ở, truy cập http://www.kdu.edu.my/admission/accommodation.html. Để tìm hiểu về học phí, học bổng, truy cập: http://www.kdu.edu.my/admission/scholarship-financial-aid/241-financial-schemes-a-scholarships.html.
Tại Trường KDU University College, học phí của bậc học Certificate ngành đầu bếp là 10.179 USD (khoảng 215 triệu đồng cho 1,5 năm học) và học phí của bậc học Diploma ngành đầu bếp là 15.364 USD (khoảng 320 triệu cho 2,5 năm học); điều kiện để theo học tương đối dễ chịu, chỉ cần tốt nghiệp THPT và có bằng Anh ngữ IELTS 6.0.
Yêu cầu khắt khe của nghề bếp
Ngoài năng khiếu và nền tảng sức khỏe tốt, nghề bếp còn có những đòi hỏi khắt khe khác đó là:
- Nói không với những người mắc bệnh ngoài da và bệnh đường ruột bởi nghề này đỏi hỏi vệ sinh nghiêm ngặt. Chính vì vậy các đầu bếp thường xuyên được đưa đi kiểm tra sức khỏe.
- Chiều cao phải trên 1,65 m, vì các hệ thống bếp để đưa nồi nấu đòi hỏi người đầu bếp phải có chiều cao như trên mới phù hợp. Tuy nhiên, một số ít người có chiều cao thấp hơn và có cố gắng theo đuổi nghề nghiệp thì vẫn có thể được chấp nhận.
- Là người có bản chất kỹ tính và sạch sẽ.

dạy nấu ăn: http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Đào tạo dạy nấu ăn ở Việt Nam - Nhu cầu lớn nhưng đào tạo chưa chuẩn

Với một hệ thống nhà hàng khách sạn đang phát triển ngày càng nhiều, cùng một số thế mạnh về ẩm thực, nhu cầu đầu bếp ở Việt Nam đang rất lớn. Tuy nhiên ngành đào tạo dạy nấu ăn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đó, nhiều nơi vẫn phải thuê đầu bếp nước ngoài với chi phí rất cao.

Đây là thực trạng được chia sẻ tại Hội thảo “Nhu cầu sử dụng và đào tạo nhân lực nghề bếp Việt” diễn ra ngày 21/10, tại TP. Hồ Chí Minh, do trường Đại học Sài Gòn tổ chức.
Theo ông Lý Sanh, Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP. Hồ Chí Minh: gần 20 năm nay, nguồn nhân lực đầu bếp trong nước được đào tạo và trưởng thành từ hai nguồn là truyền nghề và trường dạy nấu ăn làm bếp. Đa số món ăn Việt Nam lâu nay được lưu truyền qua truyền nghề, ít có tài liệu ghi chép công thức, cách làm cụ thể. Chính vì thế, nhiều món ăn truyền thống được truyền thụ cảm tính pha với sáng tạo của địa phương hơn là mang tính kinh điển truyền thống (so với món Âu), chưa thống nhất được tên gọi. Từ đó cho thấy, việc đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp là đòi hỏi mang tính cấp bách để kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, cũng như cần phải chuẩn hóa tay nghề chuyên môn cho đầu bếp thông qua tuyển sinh và giảng dạy; xác định nguồn gốc món ăn, chuẩn hóa món ăn.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Trưởng Đề án Bếp Việt cho biết: Đầu bếp và du lịch gắn bó với nhau, nghề đầu bếp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam . Vì vậy, cần đào tạo có căn cơ các đầu bếp Việt nắm thật vững bản sắc bếp Việt, qua đó quảng bá bếp Việt ra thế giới. Để trở thành một đầu bếp giỏi, theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã cần hội đủ các kĩ năng như sự sáng tạo, trí tưởng tượng, quản lý đội ngũ đầu bếp, tổ chức, lập bảng phân công, lên kế hoạch thực đơn, thương lượng, ngoại ngữ và không thể thiếu sự nhiệt tâm, lòng yêu nghề.
Theo ông Chiêm Thành Long, Giám đốc Làng du lịch Bình Quới, Tổng công ty du lịch Sài Gòn, rất ít đầu bếp Việt Nam giỏi về món ăn “thuần Việt”, do vậy cần phải hệ thống lại những món ăn truyền thống của dân tộc, những món ăn sáng tạo trong quá trình lao động thành những món ăn chuẩn của Việt Nam, từ đó hoàn thành bộ giáo trình dạy nấu ăn Nghề bếp Việt để chuyển giao cho thế hệ sau. Phát triển ẩm thực ra nước ngoài là rất cần thiết, vì không có gì hữu hiệu nhất, nhanh nhất và ấn tượng nhất bằng cách quảng bá đất nước, con người qua món ăn đất nước.
Thực tế cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập cho người theo học dạy nấu ăn nghề bếp là rất lớn nhưng vẫn có không ít người bỏ ngang nghề này. Bà Lê Thị Thu Thủy (Đại học Sài Gòn) chia sẻ: Một số trung tâm dịch vụ việc làm tại TP. Hồ Chí Minh hàng tuần tuyển 10-20 đầu bếp/đơn vị nhưng chỉ nhận được 1-2 hồ sơ, có khi tin tuyển dụng “treo” cả tháng nhưng không tìm ra ứng viên. Hiện mức lương khởi điểm của nghề bếp là 3 triệu đồng/tháng, sau tháng thử việc sẽ lên 4-5 triệu đồng/tháng, đầu bếp giỏi tối thiểu sẽ từ 500-1.000 USD/tháng. 100% học viên ngành dạy nấu ăn nghề bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm nhưng không phải ai cũng theo đuổi nghề này được lâu. Có nhiều lý do, trong đó có lý do phải làm ca đêm, cường độ lao động cao trong các mùa lễ tết, làm đầu bếp trong thời gian đầu thường dễ chán nản vì hay bị “chê”, cũng như còn phải chịu “ô nhiễm” khói và mùi hàng giờ, hàng ngày.

Trần Xuân Tình

dạy nấu ăn: http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc

Dạy nấu ăn: Nghề bếp và tương lai mở rộng

Dạy nấu ăn - Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nghề bếp luôn luôn tăng mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên khắp cả nước. Vì vậy, nghề bếp đang trở thành một nghề đắt giá.


Tìm hiểu của phóng viên chúng tôi tại trường Trung cấp nghề Việt Giao cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành dạy nấu ăn chỉ trong thời gian 3 tháng đã có việc làm ngay hoặc đã tự tổ chức kinh doanh ẩm thực, quán ăn vừa và nhỏ cho bản thân.
Liên hệ với Hiệu Trưởng Trung cấp nghề Việt Giao TS Đặng Thanh Vũ chia sẻ ngoài những môn học chuyên môn dạy nấu ăn nâng cao tay nghề thì chương trình đào tạo còn trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch và cơ sở lưu trú, tâm lý khách hàng ẩm thực, kỹ năng giao tiếp, marketing ẩm thực, thương phẩm hàng thực phẩm, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực… đã tạo nên nét đặc sắc cho các khóa học tại Trường.Nghề Bếp – nghề học ngắn hạn vẫn tạo ra thu nhập cao
Sinh viên Ngọc Long cho biết sau khi tốt nghiệp khóa học 3 tháng Bếp Việt Nam tại Việt Giao đã được nhận làm Bếp tại hệ thống café Highland với mức lương 5 triệu/tháng, ngoài ra học viên Lâm Văn Hưởng sau khi tốt nghiệp ngành Bếp sau 3 năm đã trở thành Bếp Trưởng của một quán lẩu dê trên đường Trương Định, Q.3 (TP.HCM) với thu nhập trên 10 triệu/tháng.
Tìm hiểu từ thầy Nguyễn Thành Đông, Phó ban Tiếp thị - Tư vấn - Tuyển sinh được biết ngoài các khóa dạy nấu ăn ngắn hạn về Bếp luôn hút học viên như khóa học Bếp Trưởng, Bếp Bánh, Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á thì các khóa học được sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học khác quan tâm không kém là Bartender, Nghiệp vụ phòng, Nghiệp vụ bàn nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Quản lý Khách sạn và Resort, Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện… đã góp phần hình thành đa dạng phong cách đào tạo tại Trường.
Như vua bếp Trần Văn Nghĩa đã tâm sự: “Nếu trở lại từ đầu, để chọn nghề, tôi vẫn chọn nghề đầu bếp. Tuy nó có nhọc nhằn nhưng ở đây tôi có nhiều niềm vui trong sự sáng tạo và nhờ nó, tôi đã mang lại cho biết bao nhiêu người niềm hân hoan thưởng thức hương vị cuộc sống, đó là điều quý nhất mà nghề bếp đã cống hiến”.Tiềm năng nghề Bếp theo ý kiến của các “Vua” Bếp
Còn theo ông Lý Sanh, Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM: gần 20 năm nay, nguồn nhân lực đầu bếp trong nước được đào tạo và trưởng thành từ hai nguồn là truyền nghề và trường dạy nấu ăn làm bếp. Đa số món ăn Việt Nam lâu nay được lưu truyền qua truyền nghề, ít có tài liệu ghi chép công thức, cách làm cụ thể. Chính vì thế, nhiều món ăn truyền thống được truyền thụ cảm tính pha với sáng tạo của địa phương hơn là mang tính kinh điển truyền thống (so với món Âu), chưa thống nhất được tên gọi. Từ đó cho thấy, việc đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp là đòi hỏi mang tính cấp bách để kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, cũng như cần phải chuẩn hóa tay nghề chuyên môn cho đầu bếp thông qua tuyển sinh và giảng dạy; xác định nguồn gốc món ăn, chuẩn hóa món ăn. Do đó, cần tăng cường bộ môn bếp chuyên nghiệp ở bậc CĐ, trung cấp nghề với thời lượng lý thuyết và thực hành phù hợp để phát triển nghề bếp, các trường trung cấp, CĐ có các khoa về công nghệ thực phẩm, quản lý nhà hàng, khách sạn, dạy nấu ăn có thể giảm tải một số tiết mà thay vào đó là kiến thức ẩm thực, kỹ năng chế biến món ăn. ThS Sơn Hồng Đức, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng đề xuất chương trình đào tạo cử nhân quản lý ngành bếp và chế biến thực phẩm với 71 tín chỉ với các hoạt động thực tập, ngắn hạn thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động ngành bếp.

dạy nấu ăn: http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Dạy nấu ăn: Món ăn truyền thống ngày Tết

Dạy nấu ăn - "Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà", câu ca dao nói lên phong tục của người Việt, dù như thế nào thì ngày Tết cũng phải ăn ngon, ăn nhiều. Món ăn ngày Tết cũng rất đa dạng, từ thịt đông, chả lụa, chả quế cho đến bánh chưng, bánh tét, dưa hành củ kiệu, ... 
Ngày nay, dầu muốn giản dị hóa, người Việt vẫn còn nhắc “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tục dựng nêu đã mất, muốn làm sạch môi trường và tiết kiệm nên nước ta không còn đốt pháo nhưng nếu không có bánh chưng xanh thì không được. Vì thế bánh chưng, bánh dầy không thể thiếu ở miền Bắc. Miền Nam thì dùng bánh tét. Không phải “thịt mỡ dưa hành” mà “thịt kho nước dừa, dưa giá”. Thịt kho miền Nam rất độc đáo, chẳng biết vì sao có người gọi “thịt kho Tàu”? Người Tàu không bao giờ kho thịt với nước mắm, người Việt không bao giờ kho thịt với xì dầu. Tại sao lại gọi “kho Tàu”? Người Việt còn gọi là “kho rục”. Miền Nam ngày tết luôn có nem bì và củ kiệu.

Miền Trung có dưa món và một món đặc biệt gọi là “tré”, ít dùng chả lụa mà là chả bò và giò thủ nhưng đặc biệt phải có thịt chua và tai heo. Ngoài ra còn có các món đặc sản như bánh lá, bánh nộm không thể thiếu. Do khí hậu mà miền Bắc lạnh nên có thịt đông mà các nơi khác không có.
Ngày tết, không thể thiếu mâm ngũ quả vì người Việt coi số 5 vô cùng quan trọng trong đời sống như ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị (trong ẩm thực), ngũ âm (trong âm nhạc). Nguyên gốc, mâm ngũ quả có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống người Việt có sự khác biệt, người dân từng miền không thể lúc nào cũng kiếm được đủ 5 loại trái cây này.
Từ đó dẫn đến cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam. Miền Trung có lẽ cũng trưng bày mâm ngũ quả giống như miền Nam. 5 thứ trái cây miền Nam thường có: mãng cầu, dừa, sung, đu đủ và xoài vì nói theo giọng Nam thì “cầu vừa đủ xài và sung túc”, còn miền Bắc thường có: chuối, bưởi hoặc quả phật thủ, đào, hồng và quýt (hoặc quất).
Về cách trình bày, thường người ta chọn những quả lớn, có trọng lượng để ở giữa sau đó mới đan chen những loại quả chung quanh để tạo thành một mâm ngũ quả hình tháp. Riêng dưa hấu luôn lựa một cặp dưa loại thật to để hai bên bàn thờ.

Trong ngày Tết cổ truyền, cùng với “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì mứt Tết cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày xuân. xuân 2013, Trí Đức Food giới thiệu nhiều chủng loại truyền thống. Trong đó có các sản phẩm mứt Tết đa dạng, độc đáo với nhiều mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng như mứt dừa, bí, cà chua, khoai lang, cà rốt, gừng, quất...
Các sản phẩm mứt Tết trên đều được làm từ các nguyên liệu củ, quả dân dã và gần gũi, được Trí Đức chọn lựa kỹ càng và sản xuất trên dây chuyền khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, đồng thời, vẫn giữ được hương vị, màu sắc tự nhiên vốn có. Đặc biệt, năm nay, công ty còn cho ra đời những sản phẩm bánh mứt gừng Lạc Xuân, thạch nha đam sunfarm cao cấp với mẫu mã bao bì hiện đại, có thể dùng làm quà tết biếu cho người thân trong ngày Tết.

Ngày tết cũng không thể thiếu mứt, kẹo. Người Việt có rất nhiều thứ mứt vì theo văn hóa ẩm thực mỗi thứ mứt có tác dụng trị được một bệnh. Như mứt gừng: ấm tì vị, dễ tiêu, chống đầy bụng, đầy hơi; mứt bí: giải nhiệt; mứt dừa: nhuận trường; mứt sen: an thần, dễ ngủ; mứt quất: tiêu đàm, chữa ho. Thật ra mỗi thứ mứt đều có cái ngon riêng nên người bán thường trưng bày trong một hộp to 12 thứ mứt khác nhau như: mứt me, mứt mãng cầu, mứt mít, mứt thơm và gần đây có thêm mứt khoai lang. Kẹo thường dùng ở miền Nam có “thèo lèo”, kẹo dừa, kẹo đậu phộng, hột điều; miền Trung còn có mứt me và mè xửng…
Ngoài việc ăn còn nghĩ đến việc uống. Đặc biệt là các thứ rượu mạnh như rượu làng Vân (Bắc Ninh), rượu Bầu Đá (Bình Định) và rượu đế (khắp cả nước). Ngày nay, còn có thêm nhiều thứ rượu Tây các loại khác.
Người Việt có những món ăn ngày tết rất đặc biệt và đa dạng trong ngày tết. Và từ đó chúng ta có thể hiểu được vì sao người Việt không nói “mừng lễ tết” mà thường nói “ăn tết”
Chúc mọi người năm mới 2013 làm ăn phát tài, nhà nhà no ấm, con cái xum vầy bên gia đình!!!

dạy nấu ăn: http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Dạy nấu ăn: Bí quyết nấu ăn ngon


Dạy nấu ăn - Nấu ăn là một trong những công việc bạn làm mỗi ngày, nhưng nếu bạn không nắm được các bí quyết bạn cũng không thể có được hiệu quả mong muốn. Nhân dịp Tết sắp đến, xin mách bạn một vài tuyệt chiêu làm bếp .

1. Nấu cháo
: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.
2. Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.
3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.
5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.
6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.
7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.
8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
9. Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.
10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.

dạy nấu ăn: http://edunet.com.vn/day-nau-an/dia-diem-toan-quoc